Phần mềm CRM10 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang cần giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành
Cập nhật lần cuối: 20/10/2023 1.118 lượt xem

10 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang cần giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành

Ngày nay, không chỉ những công ty vừa và lớn đầu tư vào hệ thống CRM mà ngay cả những công ty nhỏ và rất nhỏ cũng đang đầu tư vào hệ thống CRM để đạt được tốc độ, quản lý rủi ro và tối ưu hiệu suất để giúp doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển.

Với sự cập nhật và phát triển liên tục của công nghệ, sự thay đổi sở thích của khách hàng và với thị trường hiện tại, việc đầu tư vào hệ thống CRM trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp.

Nếu không có hệ thống CRM tiên tiến, làm thế nào các công ty có thể nắm bắt được sở thích luôn thay đổi của khách hàng và cung cấp dịch vụ được cá nhân hóa mà khách hàng yêu cầu? Làm thế nào doanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng với những cơ hội mới nếu không có quy trình tự động cho phép xử lý vấn đề nhanh chóng và hiệu quả?

Hãy cùng CloudPRO tìm hiểu “10 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang cần giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành” để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý quan hệ với khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển và thích nghi trong một thế giới đầy cạnh tranh.

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa CRM tiêu chuẩn và CRM theo ngành

10 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang cần giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành

10 dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang cần giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành

1. Dữ liệu khách hàng của bạn ở khắp mọi nơi

Dữ liệu khách hàng của bạn ở khắp mọi nơi

Nói về việc dữ liệu được quản lý 1 cách thủ công, quản lý theo từng nhân viên riêng lẻ, mỗi người sử dụng một phần mềm khác nhau dẫn đến việc dữ liệu bị phân tán khắp nơi, bị lưu trữ trên nhiều thiết bị…điều này khiến việc theo dõi và quản lý dữ liệu trở nên khó khăn hơn.

Không những thế, mỗi nhân viên có thể tạo ra các bản ghi khách hàng riêng của họ bằng cách sử dụng các phần mềm riêng biệt. Điều này tạo ra sự trùng lặp thông tin, một khách hàng có thể xuất hiện trong nhiều hồ sơ khác nhau, dẫn đến sự không đồng nhất và khó kiểm soát về dữ liệu.

Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc thông tin khách hàng bị thất thoát, dữ liệu quan trọng bị rò rỉ gây ra rủi ro tài chính và uy tín cho tổ chức/doanh nghiệp của bạn.

2. Dữ liệu thường xuyên sai lệch, không khớp giữa các bộ phận

Dữ liệu không có tính kế thừa và cập nhật khi đi qua các phòng ban dẫn đến sự không nhất quán giữa các bộ phận. Điều này có thể dẫn đến sai lệch về số liệu, thông tin không được ghi nhận đầy đủ hoặc kịp thời, báo cáo không chính xác và cuối cùng là đưa ra quyết định sai lầm.

Ngoài ra, nếu dữ liệu không được bảo mật đúng cách khi đi qua các phòng ban, có thể xảy ra rủi ro lộ thông tin quan trọng về khách hàng. Điều này có thể gây ra vấn đề về quyền riêng tư và uy tín của tổ chức, gây ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng và quản lý mối quan hệ.

3. Có quá nhiều kênh và đầu mối liên hệ

Có quá nhiều kênh và đầu mối liên hệ

Tình trạng khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp thông qua nhiều kênh khác nhau, sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau hoặc có nhiều đầu mối liên hệ sẽ gây ra một loạt khó khăn trong quá trình tư vấn - bán hàng, xác định và theo dõi mối quan hệ với khách hàng. Điều này có thể gây ra sự rối ren và không hiệu quả trong việc quản lý thông tin khách hàng, cũng như tạo ra sự bất tiện cho cả khách hàng và nhân viên bán hàng.

Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống quản lý thông tin khách hàng hiệu quả và sử dụng các công cụ và giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành để phù hợp với từng lĩnh vực của mỗi doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cải thiện tính nhất quán, quản lý thông tin, và tăng cường khả năng tư vấn và bán hàng, đồng thời tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

4. Khách hàng bắt đầu phàn nàn về dịch vụ/hỗ trợ

Khách hàng bắt đầu phàn nàn về dịch vụ/hỗ trợ

Dấu hiệu khách hàng bắt đầu phàn nàn về dịch vụ hoặc hỗ trợ của doanh nghiệp cho thấy có vấn đề xảy ra trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng không tốt. Việc này không chỉ tạo ra sự không hài lòng mà còn có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Khi khách hàng gặp phải sự chậm trễ hoặc không hài lòng trong cách doanh nghiệp chăm sóc, dẫn đến việc khách hàng cảm thấy thất vọng. Điều này có thể dẫn đến việc họ bỏ qua các giao dịch tiếp theo hoặc thậm chí chia sẻ trải nghiệm không tốt của họ với người khác, ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.

Để đối phó với tình trạng này, doanh nghiệp cần xem xét cải thiện dịch vụ và hỗ trợ của mình, tăng cường sự tập trung vào khách hàng và nắm bắt phản hồi của họ để thay đổi và điều chỉnh.

5. Không có công cụ để quản lý đội ngũ bán hàng của mình

Doanh nghiệp có quá nhiều nhân viên bán hàng, vì tính đa dạng của mỗi nhân viên nên cách họ làm việc khác nhau nên việc tương tác và chăm sóc khách hàng có thể không đồng nhất, dẫn đến sự không nhất quán trong trải nghiệm của khách hàng. Điều này có thể làm giảm chất lượng dịch vụ và gây ra sự bất mãn của khách hàng.

Ngoài ra, việc đánh giá hiệu suất tổng thể của đội ngũ bán hàng trở nên phức tạp. Người quản lý có thể không thể nắm bắt một cái nhìn toàn diện về hiệu suất của mỗi nhân viên.

Chính vì thế, việc sử dụng công cụ để quản lý để quản lý đội ngũ bán hàng lại quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp doanh nghiệp quản lý và đánh giá một cách trực quan, xây dựng một quy trình bán hàng chuẩn chỉnh từ đó mỗi nhân viên sẽ thống nhất và nhất quán hơn trong việc tương tác và chăm sóc khách hàng của mình.

6. Báo cáo thủ công mất thời gian

Báo cáo thủ công mất thời gian

Khi làm báo cáo thủ công, chúng ta phải thực hiện nhiều công đoạn như thu thập dữ liệu, viết từng phần mô tả, và tự sắp xếp thông tin. Điều này đòi hỏi sự cẩn thận và công sức lớn từ người làm báo cáo.

Hơn nữa, quá trình làm báo cáo thủ công còn có nguy cơ phát sinh sai sót. Sai sót trong việc nhập dữ liệu, tính toán...Từ đó, có thể dẫn đến bản báo cáo cuối cùng sẽ không đảm bảo tính chính xác và điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định và kế hoạch của tổ chức.

7. Không biết tập trung vào khách hàng nào

Tập trung vào đối tượng khách hàng phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng và không dễ dàng đối với mọi doanh nghiệp. Việc tìm kiếm khách hàng thường đòi hỏi nỗ lực, thời gian và tài nguyên đáng kể. Tuy nhiên, công việc khó khăn hơn nữa là xác định khách hàng nào thực sự có giá trị cho sự phát triển của doanh nghiệp của bạn.

Khi bạn tập trung vào đối tượng khách hàng phù hợp, điều này có thể giúp tăng doanh số bán hàng và cải thiện mối quan hệ với khách hàng, đó là mục tiêu chính của mọi doanh nghiệp thành công.

8. Quy trình vận hành tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng ngày càng khó quản lý hơn

Quy trình vận hành tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng ngày càng khó quản lý hơn

Quy trình vận hành tiếp thị, bán hàng, và chăm sóc khách hàng trong thời đại hiện nay ngày càng trở nên phức tạp và khó quản lý hơn bao giờ hết. Điều này có thể xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, sự thay đổi trong cách con người tương tác với thương hiệu và sản phẩm, cũng như sự gia tăng cạnh tranh trong thị trường.

Do đó, việc doanh nghiệp vận hành bằng phương pháp thủ công đã không còn hiệu quả, gây mất nhiều thời gian và công sức, gây ra nhiều những thách thức trong việc duy trì và phát triển hệ thống quy trình vận hành hiệu quả.

Để giải quyết những khó khăn này, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng các giải pháp, hệ thống quản lý quy trình để giúp tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu sai sót, tăng hiệu suất, và giúp doanh nghiệp tập trung vào khách hàng hơn. Bằng cách này, họ có thể tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn và tăng cường hiệu quả trong tiếp thị, bán hàng, và chăm sóc khách hàng, đồng thời tiết kiệm thời gian và tài nguyên quý báu.

9. Chi phí càng tăng, lợi nhuận càng giảm

Lợi nhuận của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào doanh số bán hàng mà còn phụ thuộc vào cách quản lý chi phí. Việc tối ưu hóa và tiết kiệm chi phí có thể giúp doanh nghiệp tạo ra một mô hình kinh doanh bền vững và gia tăng lợi nhuận dài hạn.

Chính vì thế, việc doanh nghiệp tăng chi phí mà không tạo ra giá trị tương ứng sẽ dẫn đến việc gây sụt giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến “sức khỏe” của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh. Điều này thể hiện sự quan trọng của việc tối ưu hóa quá trình sản xuất, quản lý tài chính, và điều hành kinh doanh một cách hiệu quả để đảm bảo rằng mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận được cân bằng.

10. Đã sử dụng giải pháp CRM nhưng cảm thấy chưa phù hợp

Đã sử dụng giải pháp CRM nhưng cảm thấy chưa phù hợp

Doanh nghiệp đã triển khai giải pháp CRM trước đó. Tuy nhiên, đến hiện tại thì giải pháp CRM trước đó chưa đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc tìm ra giải pháp CRM phù hợp với quy mô, nhu cầu hiện tại là cực kỳ cấp thiết.

Các tính năng bị hạn chế, quy mô mở rộng khiến lượng dữ liệu khách hàng và thông tin liên quan tăng lên đáng kể. Giải pháp CRM trước đó không đủ sức chứa và việc xử lý dữ liệu không còn được tối ưu. Hệ thống hỗ trợ khách hàng đã trở nên “kém cỏi"và không thể theo kịp với tốc độ phản hồi yêu cầu từ khách hàng.

Điều này gây khó khăn trong việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận cũng như hiệu suất công việc không đạt được sự hiệu quả tối đa. Chính vì vậy, việc cải thiện hệ thống CRM là cần thiết để nâng cao khả năng quản lý khách hàng và tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: Tại sao phải là CRM chuyên sâu theo ngành?

Tạm kết

Giải pháp CRM đã trải qua sự phát triển lớn và không chỉ dừng lại ở việc quản lý mối quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management) nữa. Ngày nay, một giải pháp CRM có thể làm được rất nhiều thứ. Đặc biệt là các giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành có khả năng thực hiện một loạt các chức năng và tích hợp nhiều phần mềm để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng ngành.

Các giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc mà còn giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh và tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Điều này đồng nghĩa rằng các doanh nghiệp có thể tận dụng các tính năng cụ thể riêng biệt theo từng ngành của họ để cung cấp giá trị cao hơn và cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường.

CloudPRO - Giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC

Đặt lịch tư vấn

Khảo sát yêu cầu