CRM chuyên sâu theo ngành CRM cho sản xuất, phân phốiVận hành quy trình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn thông qua giải pháp quản lý thiết bị trong nhà máy
Cập nhật lần cuối: 28/05/2024 616 lượt xem

Vận hành quy trình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn thông qua giải pháp quản lý thiết bị trong nhà máy

Thiết bị máy móc công nghiệp ngày càng được đầu tư hiện đại, có thể xem là tài sản quý giá, là thước đo độ hiện đại và phát triển trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì thế việc quản lý thiết bị trong nhà máy ngày càng được chú trọng nhằm hạn chế tối đa việc hao mòn, duy trì năng suất hoạt động hiệu quả.

Vậy quản lý thiết bị trong nhà máy gồm những hoạt động gì? Đâu là giải pháp cho việc quản lý thiết bị trong nhà máy trở nên hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết từng thắc mắc của bạn.

Thế nào là quản lý thiết bị trong nhà máy?

Quản lý thiết bị trong nhà máy là việc lên kế hoạch cụ thể về quá trình đầu tư, sử dụng và bảo hành máy móc thiết bị, sao cho đảm bảo được rằng việc vận hành và hoạt động của máy móc diễn ra trơn tru, đạt được công suất và hiệu suất làm việc tối đa.

quản lý thiết bị trong nhà máy

Quản lý thiết bị trong nhà máy là gì?

>>> Xem thêm: Tăng trưởng vượt bậc nhờ chuyển đổi số lĩnh vực sản xuất

Quản lý thiết bị trong nhà máy gồm những hoạt động gì?

hoạt động khi quản lý thiết bị trong nhà máyHoạt động khi quản lý thiết bị trong nhà máy

Lập danh sách đầu tư, mua sắm thiết bị

Tùy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bộ phận chuyên môn cần tìm hiểu về thiết bị sẽ đầu tư, sau đó lập danh sách các bên cung cấp thiết bị, linh kiện và dịch vụ với đa dạng các khoảng giá nhằm mục đích so sánh để có thể chọn được đối tác phù hợp và tối ưu chi phí nhất.

mua sắm thiết bị

Mua sắm thiết bị

Lưu trữ thông tin

Sau khi tiến hành việc thu mua, đầu tư thiết bị, đội ngũ nhân viên quản lý thiết bị cần ghi chép, lưu trữ các thông tin quan trọng liên quan đến thiết bị, điển hình như: những lưu ý khi sử dụng; thời hạn sử dụng; thời điểm bảo trì; các đơn vị cung cấp linh kiện, phụ tùng thiết yếu;... Nhằm đảm bảo máy móc thiết bị luôn được bảo quản và vận hành với năng suất tốt nhất.

Theo dõi hiệu suất hoạt động

Máy móc thiết bị theo thời gian sẽ bị hao mòn, vì vậy việc thường xuyên theo dõi hiệu suất hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được tình trạng của máy, từ đó có những phương án bảo hành, bảo trì phù hợp.

theo dõi hiệu suất hoạt độngTheo dõi hiệu suất hoạt động

Bảo hành, bảo trì định kỳ

Mỗi một thiết bị đều có khoảng thời gian hoạt động nhất định, sau khoảng thời gian này doanh nghiệp cần chú trọng và canh đúng thời điểm để tiến hành bảo trì nhằm đảm bảo hiệu suất làm việc tối ưu và “tuổi thọ” lâu dài của thiết bị.

Lập báo cáo, đánh giá mức độ hao mòn

Như đã đề cập, các thiết bị trong nhà máy được xem như tài sản cố định của doanh nghiệp và tài sản cố định đều có mức độ hao mòn theo thời gian. Việc thường xuyên ghi chép mức độ hao mòn sẽ giúp doanh nghiệp nắm được hiệu quả sử dụng thiết bị cũng như độ bền của loại thiết bị đó, để đưa ra các quyết định đầu tư phát triển mới trong tương lai.

báo cáo đánh giá mức độ hao mònBáo cáo đánh giá mức độ hao mòn

>>> Tham khảo: Bí quyết chinh phục mọi thách thức trong quản lý trang thiết bị y tế

CloudTECH - Giải pháp CRM toàn diện cho Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật

CloudTECH: Giải pháp giúp doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ - Kỹ thuật vận hành tối ưu từ quản trị marketing, bán hàng đến chăm sóc khách hàng: Bảo trì, bảo hành, sửa chữa trên một nền tảng.

CloudTECH là giải pháp được phát triển chuyên sâu theo ngành dựa trên các dự án thực tế đã triển khai cho nhiều đơn vị tại Việt Nam, có khả năng tùy chỉnh hệ thống theo đặc thù riêng của từng khách hàng.

giải pháp CloudTECH

Giải pháp CloudTECH cho quản lý thiết bị trong nhà máy

Hiện nay, CloudTECH được phát triển linh hoạt dưới dạng ứng dụng thông minh, giúp cho việc sử dụng và theo dõi trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn.

Những tính năng nổi bật của CloudTECH khi quản lý thiết bị trong nhà máy:

mobile app cloudTECH

CloudTECH phiên bản mobile cho dân Kỹ thuật

Bảo hành - bảo trì, sửa chữa:

  • Quản lý và phân loại sản phẩm: Thiết bị, vật tư/linh kiện/phụ tùng

  • Quản lý và theo dõi 360 độ về thiết bị: lịch sử bảo trì, lịch sử sửa chữa, lịch sử thay thế linh kiện/vật tư

  • Tiếp nhận yêu cầu bảo trì, sửa chữa đa kênh

  • Quản lý và theo tiến độ công việc đã giao cho kỹ thuật

  • Lên kế hoạch, quản lý công việc bảo trì, sửa chữa

Chăm sóc khách hàng:

  • Cảnh báo nhắc nhở khách hàng sắp hết hạn bảo hành, bảo trì

  • Chăm sóc khách hàng tự động: nhắc lịch bảo trì, nhắc lịch thay thế linh kiện/phụ tùng, chúc mừng sinh nhật khách hàng

Báo cáo phân tích hỗ trợ ra quyết định:

  • Dashboard theo dõi báo cáo tập trung, nắm bắt tình hình kinh doanh nhanh chóng

  • Cơ chế tạo báo cáo động theo nhu cầu xem của người dùng

>>> Khám phá ngay: Top 05 các phương pháp bảo trì thiết bị giúp kéo dài tuổi thọ, nâng tầm năng suất

Vai trò của việc quản lý thiết bị trong nhà máy

Đảm bảo hiệu suất lao động

Việc quản lý thiết bị trong nhà máy sẽ giúp doanh nghiệp nắm được tình trạng hoạt động hiện hành của máy từ đó đưa ra các phương án bảo trì, sửa chữa nếu cần thiết, nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất dây chuyền, hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng hàng hóa.

Hạn chế tình trạng hao mòn tài sản cố định

Việc thiết bị trong nhà máy đã đến hạn bảo trì hoặc hiện đã có một số hư hỏng trong phần mềm, linh kiện nhưng không được phát hiện và sửa chữa kịp thời mà vẫn để duy trì hoạt động trong thời gian dài sẽ làm tình trạng của máy trở nên tệ hơn, mức độ hao mòn tăng và “tuổi thọ” của thiết bị giảm.

Đảm bảo an toàn lao động

Tình trạng hư hỏng, hoạt động kém chất lượng của thiết bị máy móc trong nhà máy kéo dài nhưng không được khắc phục hiệu quả kịp thời, có thể gây nguy hiểm cho người lao động trong quá trình cộng tác sản xuất cùng máy móc. Vì vậy, việc quản lý và tiến hành kiểm tra bảo hành thường xuyên các thiết bị máy móc, vừa giúp nâng cao năng suất vừa giúp đảm bảo an toàn lao động.

Một số lưu ý quan trọng trong việc quản lý thiết bị nhà máy

quản lý thiết bị trong nhà máyLưu ý khi quản lý thiết bị trong nhà máy

Quản lý thiết bị trong nhà máy ngoài việc cần chú trọng phần mềm, phương pháp quản lý phù hợp và hiệu quả, còn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Việc quản lý thiết bị nên được thực hiện ngay từ những bước đầu sử dụng và vận hành thiết bị, qua đó sẽ dễ dàng hơn trong việc đo lường mức độ hao mòn.

  • Việc quản lý thiết bị nên được chú trọng như một phương pháp để đối phó với các rủi ro của máy móc thiết bị không chỉ là phương án dự phòng. Phải theo dõi và quản lý thường xuyên, tránh trường hợp khi máy móc bắt đầu hư hỏng, ngưng hoạt động mới bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành bảo trì, sửa chữa.

  • Việc quản lý thiết bị cần được xem xét áp dụng các phương pháp sao cho hiệu quả của việc can thiệp kịp thời, đúng lúc là tối ưu, hạn chế các trường hợp làm giảm chất lượng sản phẩm và năng suất của dây chuyền do hiệu suất hoạt động không đạt chuẩn của máy.

  • Việc quản lý thiết bị nên được đi đôi với bảng dự trù tài chính, nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn có đủ kinh phí để bảo trì, sửa chữa nhập phụ tùng, linh kiện. Việc này giúp cho tiến độ hoạt động sản xuất luôn được duy trì hiệu quả.

>>> Cùng xem thêm: CRM chuyên sâu theo ngành là gì?

Trên đây là những thông tin cơ bản nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò cũng như cách thức và giải pháp quản lý thiết bị trong nhà máy hiệu quả. Việc áp dụng ngay một quy trình, phần mềm quản lý thiết bị chuyên nghiệp nên được chú trọng xem xét vì nó không chỉ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, mà còn giúp nâng cao hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh.

CloudPRO - Giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC

Đặt lịch tư vấn

Khảo sát yêu cầu