CRM chuyên sâu theo ngành CRM cho dịch vụ05 thách thức lớn nhất của ngành du lịch khi làm chuyển đổi số
Cập nhật lần cuối: 31/05/2023 1.195 lượt xem

05 thách thức lớn nhất của ngành du lịch khi làm chuyển đổi số

Như chúng ta đã biết, trong thời gian vừa qua ngành du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid.

Trong nỗ lực tái thiết sau đại dịch thì chuyển đổi số được coi là một trong những giải pháp được lựa chọn của doanh nghiệp trong ngành vì những lợi ích không phải bàn cãi do chuyển đổi số mang lại như tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu suất công việc, cung cấp các trải nghiệm mới hay tạo ra các mô hình kinh doanh mới hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng có những khó khăn, thách thức và rào cản nhất định của nó. Nhằm giúp cho doanh nghiệp có được góc nhìn cũng như sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình chuyển đổi số của mình, bài viết “05 thách thức lớn nhất của ngành du lịch khi làm chuyển đổi số” bên dưới sẽ rất giá trị cho doanh nghiệp tham khảo thêm để xây dựng cho mình một lộ trình chuyển đổi số phù hợp, làm sao tối thiểu chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả tối đa.

Chuyển đổi số quan trọng với ngành du lịch như thế nào?

Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành du lịch

Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành du lịch

Đại dịch COVID-19 đã chỉ ra cho chúng ta một điều là các ứng dụng số, nền tảng số rất quan trọng, không chỉ với doanh nghiệp mà còn với người dân, xã hội.

Thử nghĩ lại, nếu không có những nền tảng công nghệ số được người dân và chính phủ cũng như doanh nghiệp sử dụng trong thời gian đại dịch vừa qua như Shopee, Tiki, Lazada…Grab, PC Covid, Zoom, Google Meet… thì chúng ta sẽ gặp khó khăn như thế nào?

Chính vì vậy, phải thừa nhận 1 thực tế rằng, những doanh nghiệp được quản lý, điều hành dựa trên những nền tảng số hoặc doanh nghiệp trước đó chưa được vận hành quản trị nhiều trên các nền tảng số nhưng ít nhiều có tư duy số tốt đề từ đó có khả năng ứng dụng, thích nghi tốt với các nền tảng, công nghệ số là những doanh nghiệp có khả năng sinh tồn cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp khác.

Chuyển đổi số đã không còn là một điều gì xa vời, xa thực tế nữa mà chuyển đổi số đã hiện diện rất gần gũi trong mọi mặt của cuộc sống .

Đối với 1 doanh nghiệp trong thời đại 4.0 ngày nay, thì chuyển đổi số gần như đã trở thành một yếu tố bắt buộc, dù sớm hay muộn thì doanh nghiệp sẽ phải trải qua. Đó là điều tất yếu.

Đối với ngành du lịch - nơi mà yếu tố dịch vụ khách hàng, trải nghiệm khách hàng được đặt lên hàng đầu - thì chuyển đổi số lại càng trở nên quan trọng vì chuyển đổi số sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành, về lâu dài doanh nghiệp sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngoài ra sau đại dịch thì nhu cầu, hành vi, mong muốn của khách hàng cũng đã thay đổi rất nhiều như nhu cầu du lịch tự túc, nhu cầu du lịch an toàn tránh tiếp xúc trực tiếp, nhu cầu được chăm sóc cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của khách hàng …và chuyển đổi số sẽ giúp cho doanh nghiệp du lịch thích nghi sự thay đổi tốt hơn các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình và phương thức du lịch truyền thống.

Tóm lại, chuyển đổi số rất quan trọng với ngành du lịch và mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, vậy thì liệu có thách thức, khó khăn nào đi kèm không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung tiếp theo bên dưới.

05 thách thức khi chuyển đổi số cho ngành du lịch

Thuận lợi và khó khăn luôn là 2 mặt của một vấn đề, luôn đi song hành với nhau. Chuyển đổi số cũng vậy, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội do chuyển đổi số mang lại thì luôn có những thách thức, khó khăn và rào cản cần các doanh nghiệp nỗ lực vượt qua.

5 thách thức khi chuyển đổi số cho ngành du lịch

05 thách thức khi chuyển đổi số cho ngành du lịch

Thứ nhất, về con người

Con người luôn là yếu tố hàng đầu đóng góp vào trong mọi thành công, chuyển đổi số cũng vậy. Đặc điểm phần đông người dùng cuối của doanh nghiệp ngành du lịch là “low tech” - có hạn chế hiểu biết về công nghệ số, kỹ năng số.

Thậm chí cả các cấp lãnh đạo doanh nghiệp cũng chưa có tư duy đúng & đủ về chuyển đổi số. Và đây là thách thức, rào cản đầu tiên cho các doanh nghiệp du lịch khi làm chuyển đổi số. Làm sao nâng cao được nhận thức, sự hiểu biết về chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo, người dùng các bộ phận chức năng là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên cần tính tới.

Sau kiến thức thì kỹ năng số là một rào cản liên quan tới yếu tố con người mà các doanh nghiệp du lịch đang gặp phải. Nhân sự có tư duy thay đổi, mong muốn thay đổi nhưng không có kỹ năng để thích nghi với thay đổi thì cũng không thể mang lại sự thay đổi

Chính vì vậy làm sao trang bị cho các cấp nhân viên có được đầy đủ về kiến thức, kỹ năng số cần thiết khi tiến hành chuyển đổi số là một thách thức không hề đơn giản cho các doanh nghiệp du lịch hiện nay.

Thứ hai, về tài chính

Có thực mới vực được đạo, câu nói này không sai khi doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số. Ngành du lịch cũng không phải ngoại lệ.

Thực sự, trong nhiều tình huống, doanh nghiệp nhận thực rất rõ giá trị của chuyển đổi số, mong muốn làm nhưng lại không có … tiền để làm! Đây là một thực tế phũ phàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải suy nghĩ về các giải pháp. Giải pháp này không chỉ là phía doanh nghiệp mà còn liên quan tới cả chính phủ, và các nhà cung cấp.

Thực tế đã có những doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số với chi phí chỉ 1tr / tháng - con số mà hầu hết các doanh nghiệp đều sẵn sàng chi trả. Vì vậy, doanh nghiệp cần bỏ thời gian tìm hiểu các giải pháp và lựa chọn nhà cung cấp sao cho phù hợp với nguồn lực và hiện trạng của mình là một điều rất quan trọng

Thứ ba, về quy trình

Một khó khăn không thể kể đến là về quy trình nghiệp vụ các phòng ban (từng phòng ban và liên phòng ban) của các doanh nghiệp du lịch thường là quy trình tự phát, chưa theo một quy chuẩn nào và phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người.

Chính vì các tính chất này nên khi tiến hành chuyển đổi các quy trình thủ công, tay chân thành quy trình hoạt động trên các nền tảng, công nghệ số sẽ gặp không ít khó khăn. Nên để thuận lợi hơn, các doanh nghiệp nên xem xét lại các quy trình, xem có thể lược bỏ hay đơn giản được hơn ko? Yếu tố nào đang tiến hành bởi con người và có thể thay thế được bằng máy móc, công nghệ thì phải tiến hành triệt để.

Ngoài ra, một số chủ doanh nghiệp cũng không sẵn sàng thay đổi quy trình khi cần thiết cũng sẽ khiến cho quá trình chuyển đổi số gặp nhiều khó khăn thậm chí là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại. Để tránh việc này, chủ doanh nghiệp cần có tinh thần sẵn sàng thay đổi quy trình khi cần thay đổi, ngược lại, nếu xác định không thể thay đổi thì không nên tiến hành chuyển đổi số.

Thứ tư, về dữ liệu

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, hầu hết các doanh nghiệp du lịch đều gặp vấn đề về tổ chức lưu trữ, xử lý và khai thác dữ liệu. Mà dữ liệu lại là nền tảng - là móng nhà của ngôi nhà chuyển đổi số.

Nếu không có dữ liệu thì không có chuyển đổi số vì chúng ta cần làm gì, hỗ trợ nghiệp vụ ra sao, tối ưu quy trình như thế nào, phân tích báo cáo để hỗ trợ ra quyết định như thế nào … thì đều nhờ vào dữ liệu. Chính vì vậy đây cũng là một khó khăn thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp ngành du lịch.

Để chuyển đổi số tốt doanh nghiệp du lịch cần nghĩ tới việc chuẩn hóa dữ liệu là bước đi đầu tiên. Làm sao đưa dữ liệu của doanh nghiệp - nhất là dữ liệu liên quan tới khách hàng - lên nền tảng số thì đó là thành công bước đầu của doanh nghiệp, thành công này sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp chuyển đổi số và chuyển đổi số thành công.

Thứ năm, về phương pháp tiếp cận

Đây có lẽ là một rào cản tưởng như không quan trọng nhưng thực chất lại rất quan trọng vì nếu doanh nghiệp xác định sai phương pháp tiếp cận (không dựa vào nhu cầu, hiện trạng và nguồn lực của doanh nghiệp) thì hậu quả mang lại sẽ vô cùng to lớn.

Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu, có quyết tâm làm chuyển đổi số nhưng do phương pháp làm sai nên gây hậu quả là doanh nghiệp không còn tiền để làm lại, không có thời gian để chờ và nguy hiểm hơn, mất niềm tin vào chuyển đổi số - nghĩ không đúng về vai trò của chuyển đổi số.

Để lựa chọn được phương pháp tiếp cận đúng, doanh nghiệp có thể tìm tới các chuyên gia để nhờ tư vấn, tuy nhiên, doanh nghiệp không có kinh phí cũng có thể tự tìm ra cho mình một phương pháp tiếp cận hạn chế rủi ro nhất thông qua việc chủ doanh nghiệp tự trả lời các câu hỏi sau:

  1. Mục tiêu của tôi trong vấn đề chuyển đổi số này là gì? Mục tiêu này đã phản ánh đầy đủ nguyện vọng của các cấp người dùng (lãnh đạo, quản lý và người dùng cuối) hay chưa? Chuyển đổi số giúp tôi đạt được những vấn đề gì?

  2. Những vấn đề nào cấp bách nhất, cần ưu tiên xử lý nhất? (Nếu những vấn đề đó được xử lý thì giúp ích cho tôi rất nhiều)

  3. Tôi có bao nhiêu tiền, bao nhiêu người, bao nhiêu thời gian cho việc này?

  4. Trình độ kỹ năng, kiến thức của nhân sự con người tôi có thì như thế nào? Yếu - thiếu vấn đề gì? Có khắc phục được ko?

  5. Quy trình và dữ liệu của tôi như thế nào? Tôi có thể thay đổi quy trình hiện tại khi cần không? Dữ liệu của tôi đang ở đâu? Tôi có thể kiểm soát ko?

  6. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tôi có bị ảnh hưởng không nếu chúng tôi không làm điều này (không làm các yêu cầu đặt ra trong dự án chuyển đổi số) từ bây giờ?

  7. Tôi muốn mang lại cho khách hàng của tôi những trải nghiệm mới gì? Điều đó quan trọng với doanh nghiệp của tôi như thế nào? Nếu không làm thì sẽ bị tụt hậu so với đối thủ không?

Sau khi tự mình trả lời được các câu hỏi ở trên thì phần nào doanh nghiệp đã tìm ra cho mình con đường đi đúng đắn nhất, phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình.

Kết luận:

Chuyển đổi số là một hành trình dài với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải can đảm bước ra khỏi vùng an toàn để có những quyết định táo bạo.

Xác định đúng các thách thức và cơ hội do chuyển đổi số mang lại sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được rủi ro, đi nhanh hơn và hiệu quả hơn trong hành trình chuyển đổi số của mình. Trong kỷ nguyên 4.0, sẽ không còn tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé” mà là “Cá nhanh nuốt cá chậm”.

Các yếu tố lợi thế cạnh tranh đang được chia đều cho tất cả nên điều quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp lúc này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ tư duy và khả năng thực thi của doanh nghiệp. Tương tự, thành công của chuyển đổi số sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng tư duy cũng như trình độ, tốc độ thực thi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng chần chừ, càng chậm trễ, không dứt khoát thì lại càng trao cơ hội vào tay đối thủ mà mình không hay biết, không mong muốn.

Đúc kết từ những kinh nghiệm đã triển khai thành công trong những năm vừa qua, CloudPRO đã đưa ra giải pháp CloudTRAVEL giúp các doanh nghiệp trong ngành du lịch có thể triển khai CRM một cách tinh gọn, nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao nhất từ trước đến nay.

Cùng tham khảo ngay giải pháp: CloudTRAVEL - Giải pháp CRM dành cho du lịch

CloudPRO.vn - Giải pháp chuyển đổi số chuyên sâu theo ngành!

CloudPRO - Giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC

Đặt lịch tư vấn

Khảo sát yêu cầu