CRM chuyên sâu theo ngành CRM cho dịch vụKhó khăn trong kinh doanh khách sạn thời đại số và giải pháp cho doanh nghiệp
Cập nhật lần cuối: 23/09/2024 188 lượt xem

Khó khăn trong kinh doanh khách sạn thời đại số và giải pháp cho doanh nghiệp

Ngành kinh doanh khách sạn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng và nhu cầu của khách hàng thay đổi. Việc tìm ra các giải pháp sáng tạo và công nghệ tiên tiến chưa bao giờ thiết yếu như lúc này, nhằm giúp cho doanh nghiệp trở thành “kẻ mạnh” trong thị trường khách sạn thời đại số.

Vậy thì kinh doanh khách sạn là gì? Cùng CloudPRO tìm hiểu sâu hơn về những thử thách cũng như giải pháp tốt nhất bên dưới đây

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu giới thiệu về khách sạn và gợi ý những template chuyên nghiệp

Kinh doanh khách sạn là gì?

Kinh doanh khách sạn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp chỗ nghỉ ngơi mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Hoạt động này bao gồm việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và giải trí, nhằm mang đến sự thoải mái tối ưu và những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng

kinh doanh khách sạn là gìKinh doanh khách sạn là gì?

Mục tiêu chính của ngành khách sạn là không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn xây dựng giá trị và sự hài lòng cho du khách. Ngành khách sạn hoạt động qua hai mảng chính:

  • Kinh doanh lưu trú: Đây là dịch vụ cốt lõi của khách sạn, bao gồm việc cho thuê phòng và cung cấp các dịch vụ bổ sung khác nhằm tạo ra một không gian thoải mái và tiện nghi cho khách lưu trú. Đảm bảo khách hàng có được một trải nghiệm nghỉ ngơi tuyệt vời.

  • Kinh doanh ăn uống: Các dịch vụ ăn uống bao gồm nhà hàng, quầy bar và quán cà phê, đều được thiết kế để mang đến môi trường ẩm thực thú vị cho khách hàng, góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm lưu trú của họ.

Những trở ngại trong kinh doanh khách sạn thời đại số

Công nghệ số đã mang lại nhiều cơ hội lớn cho lĩnh vực khách sạn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp, đòi hỏi họ phải nỗ lực để thích nghi và duy trì sự phát triển bền vững. Dưới đây là một số thách thức chính mà ngành khách sạn đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện tại:

Đối thủ cạnh tranh “mọc lên như nấm”

Các doanh nghiệp kinh doanh ngành khách sạn hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt khi mà các chủ sở hữu bất động sản đẩy mạnh việc cho thuê nhà và căn hộ nghỉ dưỡng với các lựa chọn lưu trú như nhà nghỉ, homestay ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Những địa điểm này mang đến cho du khách cơ hội được trải nghiệm văn hóa địa phương cùng cảm giác thoải mái, thân thuộc và ấm cúng như ở nhà. Thêm vào đó là các nền tảng như Airbnb đang thu hút nhiều người dùng và ngày càng được lòng người dùng hơn trong thời gian qua.

Đặc biệt là Airbnb (Air Bed and Breakfast) không phải là một công ty khách sạn, mà là một nền tảng kết nối người cho thuê phòng với khách du lịch. Có lợi thế về giá cả và hợp lý hơn nhiều so với khách sạn truyền thống, Airbnb khiến các khách sạn vừa và nhỏ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng khi phải “thích nghi” hoặc e rằng việc đứng trước nguy cơ mất thị phần là điều không thể tránh khỏi.

Sự kỳ vọng ngày càng cao đến từ khách hàng

Nhu cầu và kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đang đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp khách sạn. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp chỗ ở thoải mái, khách hàng hiện nay đòi hỏi một trải nghiệm toàn diện hơn, từ dịch vụ cá nhân hóa đến công nghệ tiên tiến.

sự kỳ vọng cao của khách hàngSự kỳ vọng của khách hàng

Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ cách khách hàng tương tác với khách sạn, từ việc đặt phòng trực tuyến, yêu cầu dịch vụ qua ứng dụng di động, đến mong muốn sử dụng các tiện ích như wifi miễn phí, hệ thống giải trí hiện đại, và quy trình check-in, check-out tự động và nhanh chóng.

Những yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải không ngừng đổi mới và cải tiến, không chỉ để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, qua đó thu hút và giữ chân khách hàng một cách bền vững hơn.

Biến động trong xu hướng tiếp thị

Sự bùng nổ của internet đã làm thay đổi căn bản cách tiếp thị trong ngành khách sạn, từ các phương pháp truyền thống sang các chiến lược trực tuyến hiệu quả hơn. Các khách sạn giờ đây không chỉ giới hạn trong việc bán phòng trực tiếp mà còn tận dụng các kênh OTA (Online Travel Agent) để tăng khả năng tiếp cận.

Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội như Facebook để tạo chiến dịch quảng cáo, phát triển website riêng và hợp tác với KOLs để nâng cao uy tín qua những đánh giá chuyên sâu cũng là một cách để thu hút khách hàng hiệu quả.

Thông qua các phương thức tiếp thị trực tuyến này, khách sạn không chỉ mở rộng thị trường trong nước mà còn có khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế, tạo ra những cơ hội phát triển mới và gia tăng độ nhận diện thương hiệu trên phạm vi toàn cầu.

Ảnh hưởng từ đánh giá trực tuyến

Đánh giá trực tuyến có ảnh hưởng lớn đến quyết định đặt phòng của khách hàng. Khách hàng thường dựa vào các nền tảng như TripAdvisor hay Google để so sánh và đánh giá, khiến các phản hồi từ người dùng trở thành một yếu tố tác động không hề nhỏ đến quyết định tin dùng của khách hàng.

Những đánh giá tiêu cực có khả năng làm giảm thứ hạng của khách sạn trên các nền tảng tìm kiếm, ảnh hưởng xấu đến danh tiếng và doanh thu dài hạn. Ngoài ra, chúng còn có thể lan rộng và trở nên khó kiểm soát, trong khi việc duy trì các đánh giá tích cực sẽ giúp khách sạn củng cố niềm tin từ khách hàng và giữ vững vị trí của mình trên thị trường.

>>> Tham khảo thêm về: Cách quản lý nhân viên bán hàng giúp doanh nghiệp của bạn đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu

Vấn đề bảo mật dữ liệu

Đối với kinh doanh ngành khách sạn, bảo vệ dữ liệu khách hàng là vô cùng quan trọng. Việc mất dữ liệu có thể không chỉ gây ngừng trệ hoạt động mà còn làm giảm lòng tin của khách hàng, đặc biệt là du khách quốc tế.

Hơn nữa, rò rỉ thông tin cá nhân có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của khách sạn và dẫn đến các hình phạt nặng từ pháp luật. Điều này đặt ra một thách thức lớn về an ninh dữ liệu trong ngành khách sạn.

Một số giải pháp kinh doanh khách sạn hiệu quả

Để duy trì và phát triển bền vững trong lĩnh vực khách sạn, việc áp dụng những giải pháp hiệu quả là yếu tố then chốt. Những chiến lược đúng đắn không chỉ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn tạo ra sự khác biệt, thu hút và giữ chân khách hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả giúp nâng cao việc kinh doanh:

Đầu tư vào cơ sở vật chất

Trong bối cảnh hiện nay, khi khách hàng ngày càng “kén cá chọn canh” về tiện nghi, chất lượng dịch vụ và trải nghiệm lưu trú, việc đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại và tiện nghi trở thành “con át chủ bài” giúp khách sạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Điều này không chỉ tạo ấn tượng mạnh mà còn thu hút khách hàng quay lại. Bên cạnh đó, việc bảo trì và tu sửa định kỳ góp phần giúp đảm bảo khách sạn luôn được trong tình trạng tốt nhất, sẵn sàng phục vụ khách hàng một cách tối ưu.

Chăm chút cho dịch vụ khách hàng của khách sạn

việc mở rộng danh mục dịch vụ là “chìa khóa vàng” giúp khách sạn không chỉ tăng doanh thu mà còn thu hút được nhiều khách hàng hơn. Ngày nay, khách hàng không chỉ tìm kiếm một nơi lưu trú mà còn mong muốn có được trải nghiệm mới mẻ và toàn diện với nhiều dịch vụ cùng tiện ích khác nhau.

chăm chút cho dịch vụ khách hàngChăm chút cho dịch vụ khách hàng

Bằng cách mở rộng các dịch vụ như tổ chức tiệc cưới, hội họp, spa, gym, cho thuê xe,... Các dịch vụ này không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng mà còn mở rộng cơ hội doanh thu và thu hút nhiều đối tượng hơn, từ doanh nhân đến du khách. Sự phong phú trong dịch vụ giúp khách sạn nổi bật hơn trong thị trường và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ.

Đầu tư cho thông tin trên website

Mặc dù các kênh OTA (Online Travel Agent) như Airbnb hay Traveloka là công cụ bán phòng hiệu quả, nhưng việc phụ thuộc hoàn toàn vào chúng có thể làm giảm lợi nhuận của khách sạn do chi phí hoa hồng cao. Để giảm thiểu tình trạng này, khách sạn nên xây dựng website riêng, giúp nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp và tạo điều kiện cho khách hàng đặt phòng trực tiếp.

Với mục đích tối ưu hóa trải nghiệm đặt phòng, website cần tích hợp công cụ đặt phòng trực tuyến (Booking Engine),cho phép khách hàng đặt phòng và thanh toán trực tiếp, từ đó tăng cường kiểm soát và giảm thiểu chi phí hoa hồng cũng như tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.

Thúc đẩy đào tạo đội ngũ nhân sự

Ngành kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ, vì vậy yếu tố con người có vai trò cực kỳ quan trọng. Nhân viên không chỉ là “bộ mặt” của khách sạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng và sự thành công của doanh nghiệp.

Đầu tư vào đào tạo nhân viên là điều cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng, và tạo lợi thế cạnh tranh. Thái độ thân thiện và sự nhiệt tình của nhân viên không chỉ tạo ấn tượng tích cực trên các kênh OTA mà còn khuyến khích khách hàng mới trải nghiệm dịch vụ của khách sạn.

Đào tạo đội ngũ nhân sựĐào tạo đội ngũ nhân sự

Phát triển truyền thông qua các nền tảng xã hội

Không chỉ riêng gì ngành khách sạn mà đối với tất cả ngành nghề kinh doanh trong thời đại số hiện nay, khi mà hầu hết mọi người đều tìm kiếm thông tin qua internet, việc phát triển truyền thông trên các nền tảng xã hội là thiết yếu.

Thêm vào đó, việc phát triển kênh truyền thông không những giúp tăng khả năng quảng bá khách sạn cũng như duy trì tương tác, tăng kết nối với khách hàng của doanh nghiệp mà còn là cách để doanh nghiệp theo dõi những đánh giá và góp ý từ khách hàng của mình, từ đó cải thiện một cách kịp thời.

Giải pháp công nghệ trong việc quản lý khách sạn

Việc tích hợp công nghệ không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn làm phong phú thêm trải nghiệm của khách hàng. Những phần mềm hỗ trợ quản lý khách sạn cũng từ đó mà dần ra đời như một “liều thuốc giải” cho những vấn đề còn tồn đọng cho đến nay.

Trong số vô vàn công cụ, CloudHOTEL đặc biệt nổi bật với hệ thống quản lý phòng thông minh, booking online và sắp xếp một cách khoa học, tránh tình trạng chồng chéo phòng. Hơn thế nữa, giải pháp còn bao gồm các công cụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng đa kênh và bảo mật dữ liệu mạnh mẽ.

Ngoài ra, CloudHOTEL còn cung cấp nhiều tiện ích hiếm thấy kể cả là đối với những phần mềm TOP đầu hiện nay. Với những khả năng đáng gờm đó, giải pháp này “thừa sức” giúp khách sạn tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách hiệu quả nhất.

>>> Dùng thử 14 ngày MIỄN PHÍ CloudHOTEL

Đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn

Ngành khách sạn là một lĩnh vực đòi hỏi sự chỉnh chu trong công tác vận hành cũng như chăm sóc, phục vụ khách hàng. Việc nằm lòng những đặc điểm sau đây của ngành sẽ đảm bảo cho con đường phát triển kinh doanh của doanh nghiệp được đi đúng hướng.

  • Dựa vào tài nguyên du lịch của địa phương: Vì hầu hết khách hàng của ngành khách sạn là dân du lịch, nên nếu kinh doanh tại địa phương “giàu có” về tài nguyên du lịch thì lượng khách hàng cũng theo đó mà dồi dào.

  • Đòi hỏi kinh phí đầu tư cao: Kinh doanh khách sạn cần một số tiền vốn khá cao để đáp ứng các chi phí như thuê đất, xây dựng khách sạn, đầu tư vào các trang thiết bị, tiện nghi cho khách sạn và trả lương cho nhân công…

  • Phụ thuộc vào nguồn lao động trực tiếp: Có thể nói sản phẩm chính của ngành khách sạn là dịch vụ mang tính phục vụ từ nguồn lao động trực tiếp, vì lẽ đó mà việc cắt giảm chi phí lao động cao trở nên khó khăn hơn.

  • Mang tính thời vụ: Như đã đề cập, ngành khách sạn gắn liền với hoạt động du lịch, cũng vì thế mà ngành khách sạn cũng mang tính thời vụ và cơ bản được chia làm 2 mùa là cao điểm và thấp điểm.

Một số loại hình kinh doanh khách sạn phổ biến hiện nay

Ngành khách sạn cũng là một trong số ít ngành nghề có sự đa dạng hóa trong việc định hướng kinh doanh nhằm phù hợp với hoàn cảnh phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là các loại hình khách sạn thường thấy nhất hiện nay:

  1. Khách sạn thương mại (Commercial hotel): Đối tượng gồm các nhà kinh doanh, doanh nhân đi công tác là nguồn khách hàng chính.

  2. Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): Dành cho nhóm khách hàng có nhu cầu được nghỉ ngơi, thư giãn. Loại hình này thường được bắt gặp ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên như: biển, hồ, rừng, núi…

  3. Khách sạn sân bay (Airport hotel): Thường được đặt gần sân bay, chủ yếu để phục vụ khách hàng là phi công, tiếp viên hàng không hay các hành khách đang quá cảnh chờ chuyến bay với thời gian lưu trú ngắn.

  4. Khách sạn sòng bạc (Casino hotel): Hướng đến đối tượng khách hàng có nhu cầu vui chơi, giải trí… Loại hình kinh doanh này thường được đầu tư với quy mô lớn cùng nội thất cao cấp và được trang bị công nghệ hiện đại.

  5. Khách sạn bình dân (Hostel): Thường thấy ở gần các nhà ga, bến xe…, phục vụ khách hàng chính là dân du lịch, đi phượt và những đối tượng có nhu cầu nghỉ qua đêm.

  6. Nhà nghỉ ven đường (Motel): Loại hình lưu trú dành cho các hành khách muốn dừng chân để nghỉ ngơi qua đêm như: tài xế ô tô, mô tô, xe tải,…

  7. Khách sạn nổi (Floating Hotel): Thường được xây dựng trên những con tàu có kích thước lớn thay vì trên đất liền. Địa điểm không cố định một chỗ, có khả năng di chuyển từ vùng này sang vùng khác hoặc giữa các nước.

  8. Khách sạn căn hộ (Condotel/ Residences/ Serviced Apartment): Là dạng căn hộ lưu trú bao gồm đầy đủ các phòng chức năng như: phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp… Được cho thuê lại và kinh doanh như một khách sạn.

  9. Khách sạn “con nhộng” (Pod hotel): Là loại hình kinh doanh kết hợp giữa homestay và hostel, gồm nhiều phòng ngủ nhỏ. Phổ biến ở các nước châu Á vì giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo tiện nghi cơ bản và tính riêng tư.

>>> Xem đầy đủ về các loại hình khách sạn khác: Tìm hiểu các loại hình khách sạn ở Việt Nam phổ biến, được ưa chuộng nhất

Câu hỏi xoay quanh phần mềm quản lý khách sạn

Phần mềm quản lý kinh doanh khách sạn có thể được dùng cho doanh nghiệp khác không?

Phần mềm quản lý khách sạn hoàn toàn có thể được tùy chỉnh và sử dụng cho các loại hình doanh nghiệp khác. Mặc dù được thiết kế chuyên biệt cho ngành khách sạn, nhưng các tính năng như quản lý đặt phòng, quản lý khách hàng, theo dõi tài chính và báo cáo doanh thu có thể áp dụng cho các doanh nghiệp có dịch vụ hoặc quản lý khách hàng như:

  • Nhà hàng và quán cà phê: Sử dụng để quản lý đặt chỗ, theo dõi doanh thu, và quản lý khách hàng.

  • Spa và trung tâm làm đẹp: Quản lý lịch hẹn, chăm sóc khách hàng và theo dõi tài chính.

  • Công ty cho thuê phòng, căn hộ: Sử dụng để quản lý đặt phòng, kiểm soát chi phí và chăm sóc khách hàng.

  • Trung tâm tổ chức sự kiện: Quản lý sự kiện, khách hàng và doanh thu.

  • Doanh nghiệp dịch vụ: Các công ty cung cấp dịch vụ như giáo dục, y tế, hoặc du lịch cũng có thể tận dụng các chức năng đặt lịch, quản lý tài chính và khách hàng của phần mềm.

Tùy thuộc theo nhu cầu cần đáp ứng mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh tính năng của phần mềm để phù hợp hơn với đặc thù ngành nghề của mình. Tuy nhiên, để đạt được sự tối ưu trong vận hành thì doanh nghiệp nên cân nhắc những giải pháp cùng bộ tính năng dành riêng cho lĩnh vực kinh doanh của mình.

hệ sinh thái giải pháp của CloudPROHệ sinh thái giải pháp của CloudPRO

Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn những nền tảng với công năng toàn diện và hoạt động trơn tru, linh hoạt cho mọi lĩnh vực kinh doanh. Lấy ví dụ như CloudPRO không chỉ với giải pháp CloudHOTEL giúp quản lý việc kinh doanh khách sạn mà còn có các giải pháp khác dành riêng cho từng ngành nghề như:

  • CloudSPA: Giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng cho các lĩnh vực như Spa, nha khoa, chăm sóc sức khỏe.

  • CloudRETAIL: Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý công việc, nguồn nhân lực và vận hành kinh doanh bán lẻ.

  • CloudHOS: Phần mềm quản lý chăm sóc bệnh nhân dành riêng cho bệnh viện và phòng khám.

  • CloudGOLF: Giải pháp quản lý mối quan hệ khách hàng cho kinh doanh sân golf, phòng golf.

  • CloudSCHOOL: Phần mềm quản lý hồ sơ, hoạt động tuyển sinh cho các trung tâm đào tạo, trường học các cấp.

  • CloudEMS: Cung cấp công cụ hỗ trợ các trung tâm ngoại ngữ đo lường hiệu quả marketing, quản lý giáo vụ và chăm sóc học viên.

  • CloudTRAVEL: Giải pháp quản lý công việc, chăm sóc khách hàng riêng biệt cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành.

Tạm kết

Tóm lại, sự thành công không chỉ đến từ việc đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn từ khả năng đổi mới và thích ứng linh hoạt với những thay đổi của thị trường. Chính sự kết hợp giữa công nghệ và dịch vụ tận tâm sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thành công của doanh nghiệp lâu dài trong ngành kinh doanh khách sạn.

>>Trải nghiệm ngay: 14 ngày dùng thử miễn phí CloudHOTEL - Giải pháp quản lý kinh doanh khách sạn hiệu quả cho doanh nghiệp

CloudPRO - Giải pháp CRM chuyên sâu theo ngành

Hơn 2500+ doanh nghiệp Việt đã lựa chọn và triển khai

Tôi muốn được tư vấnTôi muốn dùng thử

Nhận bài viết mới nhất
CÙNG CHUYÊN MỤC

Đặt lịch tư vấn

Khảo sát yêu cầu